Thủ tục thành lập Hộ kinh doanh

Ngày 01/07/2023 Thông tư số 23/2023/TT-BKHĐT chính thức có hiệu lực đã sửa đổi các quy định của Thông tư 01/2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Đặc biệt, có thể nói nội dung chủ yếu của Thông tư số 23/2023 chủ yếu chỉ đề cập đến thủ tục đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể. Với kinh nghiệm gần 20 năm hỗ trợ pháp lý kinh doanh thương mại cho doanh nghiệp, Bình Vy tự hào đã hỗ trợ hàng ngàn lượt đăng ký thành lập doanh nghiệp, thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng khắp cả nước. Với năng lực và kinh nghiệm thực tế Bình Vy tổng hợp các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể để Quý khách hàng tham khảo như sau:

Cơ sở pháp lý quy định về thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp.
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;
  • Thông tư số 23/2023/ TT-BKHĐT ngày 18 tháng 4 năm 2023 sửa đổi một số điều của Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT ngày 16 tháng 3 năm 2021 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh

  • Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
  • Chủ hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
  • Chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
  • Các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh của hộ kinh doanh

  • Khi đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh, hộ kinh doanh ghi ngành, nghề kinh doanh trên Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ghi nhận thông tin về ngành, nghề kinh doanh trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh được quyền kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động. Việc quản lý nhà nước đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện và kiểm tra việc chấp hành điều kiện kinh doanh của hộ kinh doanh thuộc thẩm quyền của cơ quan chuyên ngành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
  • Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc hộ kinh doanh kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra Thông báo yêu cầu hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Đặt tên hộ kinh doanh

  • Hộ kinh doanh có tên gọi riêng. Tên hộ kinh doanh bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây: Cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng của hộ kinh doanh. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu.
  • Tên hộ kinh doanh không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho hộ kinh doanh.
  • Hộ kinh doanh không được sử dụng các cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp” để đặt tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng hộ kinh doanh không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh đã đăng ký trong phạm vi cấp huyện và tên riêng của hộ kinh doanh không vi phạm nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:
    • Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);
    • Ngành, nghề kinh doanh;
    • Số vốn kinh doanh;
    • Số lao động;
  • Bản sao CMND của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình
  • Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.
  • Hợp đồng thuê nhà hoặc mượn nhà giữa chủ nhà và chủ hộ kinh doanh phải được ký trực tiếp, không thông qua trung gian và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sao y chứng thực.
  • 02 bản sao y công chứng CMND/CCCD của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình cùng góp vốn thành lập hộ kinh doanh (nếu có).
  • Các chứng chỉ bằng cấp đối với ngành nghề có điều kiện (sao y công chứng).

Số lượng hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể: 01 bộ.

Thẩm quyền tiếp nhận và cấp Giấy chứng nhận thành lập hộ kinh doanh cá thể

Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi hộ kinh doanh cá thể đặt trụ sở chính.

Quy trình thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể

Bước 1: Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục ngành, nghề cấm kinh doanh;
  • Tên hộ kinh doanh dự định đăng ký phù hợp quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;
  • Nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh.

Quy định mới về thành lập hộ kinh doanh cá thể trong năm 2023

Quy định mới về phương thức đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử từ ngày 01/07/2023

  • Một trong các điểm mới nổi bật của Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT là: cùng phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT thì người thành lập hộ kinh doanh cá thể có thể lựa chọn thêm một phương thức mới khi thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh đó là phương thức đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử.
  • Theo đó khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử sẽ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh. Thay vì phải trực tiếp đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện để nộp và nhận kết quả đăng ký hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh có thể ngồi nhà đăng ký và nhận kết quả trực tuyến tương tự như đăng ký doanh nghiệp và hợp tác xã.
  • Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT quy định khi đăng ký qua mạng thông tin điện tử, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử, có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ bằng bản giấy và được chấp thuận khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về hình thức, nội dung và tính xác thực.

Quy định mới về thời hạn sửa đổi hồ sơ qua mạng khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

Thông tư số 02/2023/TT-BKHĐT cũng quy định về thời hạn sửa đổi hồ sơ qua mạng thông tin điện tử là 60 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn này, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh không được sửa đổi, bổ sung sẽ bị hủy theo quy trình trên hệ thống thông tin về đăng ký hộ kinh doanh.

Một số lưu ý khi thành lập hộ kinh doanh cá thể

  • Mỗi người chỉ được quyền thành lập 01 hộ kinh doanh cá thể xét trên phạm vi toàn quốc. Nếu đã từng thành lập hộ kinh doanh mà không thực hiện thủ tục đóng cửa dù đã không còn hoạt động thì cũng không thể thành lập hộ kinh doanh mới. Do tính chất pháp lý đặc thù của hộ kinh doanh là không có tư cách pháp nhân và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
  • Tuy nhiên, nếu chủ hộ kinh doanh có nhu cầu thành lập song song công ty TNHH và công ty cổ phần bên cạnh hoạt động của hộ kinh doanh thì không hạn chế.
  • Thuế đối với hộ kinh doanh cá thể là thuế khoán và thuế giá trị gia tăng trực tiếp không được khấu trừ thuế đối với bạn hàng, do đó nhiều đối tác cân nhắc khi mua hàng hóa của hộ kinh doanh cá thể;
  • Tuy nhiên, hộ kinh doanh cá thể có lợi thế là kê khai thuế đơn giản phù hợp đối với các chủ thể có nhu cầu kinh doanh các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng cá nhân, dịch vụ ăn uống….
  • Hộ kinh doanh cá thể không có tư cách pháp nhân nên phải chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản dân sự của chủ hộ về hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể đây là hạn chế của hộ cá thể so với công ty TNHH và Công ty cổ phần, cụ thể người góp vốn, góp cổ phần chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp đưa vào hoạt động kinh doanh;
  • Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh:  Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại..
  • Hộ kinh doanh cá thể được quyền chuyển đổi thành doanh nghiệp: công ty TNHH và công ty cổ phần. Theo đó, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp chuyển đồi từ hộ kinh doanh lên thực hiệ theo từng loại hình doanh nghiệp.
  • Thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh: Trường hợp hộ kinh doanh có hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở, hộ kinh doanh thông báo địa điểm kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tiếp nhận thông báo địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh và trả Thông báo về mã số thuế và cơ quan thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh cho hộ kinh doanh. Hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác của địa điểm kinh doanh theo pháp luật về thuế tại cơ quan thuế.
  • Khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, khi thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi ngành, nghề kinh doanh chính của hộ kinh doanh trong giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Có thể đăng ký thành lập hộ kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua mạng thông tin điện tử.

Dịch vụ tư vấn thành lập hộ kinh doanh cá thể của Bình Vy

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập hộ kinh doanh cá thể;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của hộ kinh doanh;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về đăng ký nhãn hiệu, các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của hộ kinh doanh cá thể.

Một số câu hỏi liên quan đến thành lập hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ hoặc một hộ gia đình làm chủ và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

Thành lập hộ kinh doanh cá thể là gì?

Thành lập hộ kinh doanh là việc hộ kinh doanh đăng ký nội dung về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở. Thành lập hộ kinh doanh bao gồm đăng ký thành lập hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác của hộ kinh doanh theo quy định.

Một người có thể thành lập nhiều hộ kinh doanh cá thể không?

Không. Mỗi người chỉ được thành lập 01 hộ kinh doanh cá thể xét trên phạm vi toàn quốc.

Hộ kinh doanh cá thể có thể xuất hóa đơn VAT khấu trừ không?

Không. Hoạt động kinh doanh của hộ cá thể chỉ có thể xuất hóa đơn giá trị gia tăng trực tiếp.

Ai có quyền thành lập hộ kinh doanh cá thể?

  • Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Hộ gia đình có hộ khẩu hợp pháp tại Việt Nam cử chủ hộ là người đứng đầu đăng ký hộ kinh doanh.

Không có hộ khẩu tại nơi đăng ký hộ kinh doanh có đăng ký được không?

Được. Không cần có hộ khẩu tại nơi đăng ký thành lập hộ kinh doanh, bạn vẫn có thể thành lập hộ kinh doanh bình thường, miễn là chứng minh được có quyền sử dụng địa điểm thành lập hộ kinh doanh hợp pháp: hợp đồng thuê, mượn nhà và giấy tờ công chứng nhà đất thuê.

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

Không. Hộ kinh doanh là loại hình kinh doanh không có tư cách pháp nhân. Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản dân sự của mình trước hoạt động kinh doanh của hộ cá thể.

Có thể thay đổi người đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể không?

Không. Khi có thay đổi người đứng tên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể thì buộc phải đóng cửa hộ cá thể đó, và mở mới hộ cá thể với tên người mới như thành lập mới hộ kinh doanh cá thể. Đây là điểm rất hạn chế của hình thức hô kinh doanh cá thể so với việc thành lập công ty theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Mọi thủ tục pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập hộ kinh doanh cá thể Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Công ty Bình Vy để được tư vấn nhanh nhất và chuyên nghiệp nhất với chi phí hợp lý nhất!