NHÃN HIỆU LÀ GÌ? ĐĂNG KÍ NHÃN HIỆU NHƯ THẾ NÀO ?
Nhãn hiệu là một phần rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Khách hàng thường nhận diện bạn thông qua logo, khẩu hiệu, sự bố trí màu sắc hoặc thậm chí là thông qua âm thanh. Cách tốt nhất để bảo vệ những yếu tố riêng biệt trên cho thương hiệu của bạn là đăng ký nhãn hiệu.
Vậy nhãn hiệu là gì? Tại sao phải đăng kí nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá dịch vụ cùng loại được sản xuất hoặc cung cấp bởi các doanh nghiệp khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu có thể nhìn thấy được bao gồm từ, ngữ, cụm từ, logo, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố này thể hiện dưới dạng đen trắng hoặc màu sắc.
Ví dụ:
Nhãn hiệu chữ
|
Nhãn hiệu hình | Nhãn hiệu kết hợp hình và chữ | Nhãn hiệu có slogan |
Tại Việt Nam, về cơ bản có 4 loại nhãn hiệu được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam: Nhãn hiệu chứng nhận, Nhãn hiệu tập thể, Nhãn hiệu liên kết, Nhãn hiệu nổi tiếng.
Ví dụ: Nhãn hiệu liên kết: VinGroup- VinHomes- VinPEARL- Vinmec- VinDS-VinpearlGolf-VinpearlDiscover
Nhãn hiệu tập thể: Miến dong Bắc kạn, Chè Thái Nguyên, Táo Ninh Thuận,…
Nhãn hiệu chứng nhận:
Câu hỏi đặt ra là tại sáo phải cần đăng kí nhãn hiệu?
Điện thoại bạn đang dùng, ôtô xe máy bạn đang đi, đồ dùng trong nhà bạn,… đều là những tài sản hữu hình bạn có thể sở hữu. Tuy nhiên, vấn đề chiếm hữu sẽ trở nên hoàn toàn khác nếu bạn sản xuất ra một sản phẩm và gắn cho nó một thương hiệu. Khi sản phẩm đó được bán đi, bạn không thể kiểm soát hay chiếm hữu được thương hiệu gắn trên sản phẩm đó nữa. Giả sử sản phẩm của bạn bán rất tốt, rất có thể sẽ có một vài đối thủ cạnh tranh không lành mạnh dùng chính thương hiệu này hoặc nhái theo thương hiệu này trên sản phẩm của họ để bán nhằm thu lợi bất chính. Hậu quả từ việc bán của người này là người mua hàng sẽ bị nhầm lẫn do không phân biệt được đâu là sản phẩm của bạn, đâu là sản phẩm giả, và trên thực tế bạn đã mất đi một lượng doanh số nhất định do kẻ làm giả đã thu lợi.
Tất nhiên ai cũng biết, hậu quả nghiêm trọng nhất trong trường hợp này là thương hiệu của bạn sẽ bị mất uy tín và hoạt động kinh doanh của bạn có thể bị đổ bể. Để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn khi mua hàng và để đảm bảo người sản xuất chân chính bảo vệ được thành quả đầu tư và uy tín của mình, pháp luật quy định cơ chế bảo vệ độc quyền bằng cách cho phép người sản xuất chân chính đăng ký thương hiệu của mình để sử dụng độc quyền trong thương mại.
- Quy trình dịch vụ tư vấn đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Thống nhất phạm vi đăng ký.
(Nhãn hiệu dự định đăng ký; Phạm vi Nhóm hàng hóa/dich vụ đăng ký)
Tư vấn doanh nghiệp Bình Vy tư vấn mọi vấn đề liên quan đến quả trình đăng ký nhãn hiệu; Tư vấn và hướng dẫn khách hàng lựa chọn mẫu nhãn hiệu và đề xuất phân loại Nhóm hàng hóa/dịch vụ phù hợp.
Phân loại Nhóm đăng ký dựa vào Bảng Nice 2020 Phân loại hàng hóa, dịch vụ.
Bước 2: Bình Vy nhận định sơ bộ, tra cứu sơ bộ nhãn hiệu.
Lưu ý: Việc tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu là không bắt buộc. Tuy nhiên tra cứu giúp hạn chế các nhãn hiệu trùng/tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đăng kí.
Bình Vy đưa ra nhận định sơ bộ về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Đưa ra phương án xử lý trong trường hợp nhãn hiệu không đáp ứng tiêu chuẩn bảo trợ nhãn hiệu.
Bước 3: Sau khi tra cứu sơ bộ, nếu:
- Kết quả tra cứu sơ bộ: Nhãn hiệu có khả năng đăng ký bảo hộ => Chuyển qua Bước 4;
- Kết quả tra cứu sơ bộ không ổn do nhãn hiệu đã trùng/tương tự ….> Đối tên nhãn và quay lại Bước 2;
*Tra cứu sơ bộ: Nhận định chính xác 40-60% về khả năng đăng ký của nhãn hiệu.
Bước 4: Từ kết quả tra cứu sơ bộ, tiến hành:
- Kết quả tra cứu chuyên sâu: Nhãn hiệu có khả năng đăng ký: => Chuyển qua Bước 5;
- Kết quả tra cứu chuyên sâu không ổn bị trùng/tương tự…> Quay lại Bước 2.
*Tra cứu chuyên sâu: Nhận định chính xác 80-90% về khả năng đăng ký của nhãn hiệu. Có báo cáo chi tiết kết quả tra cứu chuyên sâu.
Bước 5: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
– Soạn thảo hồ sơ, phục vụ việc đăng ký.
– Chuyển phát hồ sơ và làm thủ tục đăng ký tại Cục SHTT.
Bước 6: Theo dõi và cập nhật thông tin về đơn đăng kí nhãn hiệu
Theo dõi bám sát tiến trình nhãn hiệu và cập nhật thông tin tới Quý khách hàng. Kể từ khâu nộp đơn đăng kí nhãn hiệu dến khi có kết quả thẩm định hình thức kết quả thẩm định nội dung. Toàn bộ quá trình diễn ra từ 18 tháng đến 25 tháng.
2. Khách hàng cần cung cấp những gì để sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu trọn gói của Bình Vy
Để tiến hành Đăng ký nhãn hiệu, Quý khách hàng cần cung cấp cho TVDN Bình Vy những tài liệu sau:
– Giấy uỷ quyền cho TVDN Bình Vy ( do Bình Vy soạn thảo) / hoặc giấy giới thiệu.
– Danh mục hàng hóa/dịch vụ đăng ký: Vi dụ: Nhãn hiệu “Vinpearl, hình” đăng ký dịch vụ khách sạn, khu nghi dưỡng:
– File thiết kế nhãn hiệu dự định đăng ký (File JPG: PNG; JPEG..) hoặc nhãn hiệu bản cứng 5-7 cái.
– Thông tin chủ đơn dự định đăng ký (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đổi với doanh nghiệp hoặc CMND/CCCD đổi với cá nhân).
3.Quy trình tra cứu nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu trọn gói
- Tra cứu nhãn hiệu (01-02 ngày);
- Hoàn thiện hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (1 ngày)
- Nhận tờ khai xác nhận nộp đơn đăng ký nhãn hiệu (1 ngày)
- Chấp nhận đơn hợp lệ (30 – 55 ngày)
- Chấp nhận cấp hoặc không cấp bằng (từ 12 -18 tháng)
- Cấp Bằng độc quyền bảo hộ nhãn hiệu (60 ngày).
4. Tổng hợp chi phí khi thực hiện tra cứu, đăng ký nhãn hiệu trọn gói tại Việt Nam
Bình Vy miễn phí tra cứu nhãn hiệu sơ bộ cho khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu.
Tổng chi phí trọn gói đăng ký nhãn hiệu đến khi được cấp văn bằng bảo hộ
Nếu tăng hơn 01 nhóm sẽ tăng phí đăng ký theo số nhóm đăng ký thực tế.
Lệ phí nhà nước phải nộp khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu
Thông thường đăng ký 01 nhãn hiệu với 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ phí nhà nước sẽ thu là: 1.360.000 đồng/ 01 nhãn hiệu/1 nhóm hàng hóa dịch vụ.
5. Nhãn hiệu không được bảo hộ nếu thuộc các trường hợp sau:
- Tương tự với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và của các nước, quốc tế ca.
- Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép (Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với huy hiệu của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh …).
- Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài (Ví dụ: tên nhãn hiệu không được trùng với tên của các vị anh hùng dân tộc như: Ngô Quyền, Chu Văn An, Hồ Chí Minh,….
Nhãn hiệu không được bảo hộ nếu có dấu hiệu mô tả chất lượng sản phẩm, công dụng, tính chất của sản phẩm
- Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ. Ví dụ; nếu nhãn hiệu lấy tên là: “TỐT NHẤT”, “TUYỆT VỜI”,…sẽ không được bảo hộ.
- Dấu hiệu là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Bình Vy để được hỗ trợ tốt nhất.